Chia sẻ mạng xã hôi :

Nano bạc thực sự có an toàn khi hít phải?

Hiện nay, trên thị trường đang bày bán tràn lan các sản phẩm nước rửa tay, bình xịt… chứa nano bạc được nhiều người cho rằng có khả năng phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay. Một số đơn vị còn quảng cáo phun nano bạc dạng sương, nếu hít phải dạng sương chứa bạc này liệu có an toàn cho sức khỏe của chính người sử dụng?

nano-bac-gay-doc-co-hai-cho-suc-khoe

Các hạt nano bạc siêu nhỏ dễ dàng tích tụ tại phổi khi hít phải

Các nhà nghiên cứu khẳng định nano bạc là kim loại bạc được tán ra với kích thước vô cùng nhỏ. Nano bạc không mang đến những lợi ích như kim loại bạc thường thấy. Ngược lại  dạng nano, bạc đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc, tính chất vật lý, hóa học, ngay cả màu sắc cũng biến đổi, trong khi bạc có màu xám trắng thì nano bạc có màu vàng tươi.

Khi hạt nano bạc tiếp xúc với cơ thể con người, chúng tấn công hệ thống miễn dịch, phá hủy cấu trúc tế bào và làm sức khỏe suy yếu dần. Tình trạng này kéo dài khiến người dùng có nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo như alzheimer, parkinson, thậm chí ung thư…

nano-bac-hit-phai-gay-hai-cho-suc-khoe

 

Lượng bạc vào cơ thể con người qua đường uống hoặc hít phải ở liều lượng cao gây phá hủy cấu trúc tế bào

Các chuyên gia cho rằng nano bạc là một vật liệu mới có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhưng chưa thể sử dụng phổ biến bởi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hủy hoại môi trường tự nhiên. Trước khi có những nghiên cứu triệt để v công dụng và khuyến cáo sử dụng rõ ràng, người tiêu dùng được khuyên không nên sử dụng các sản phẩm có chứa bạc nano.

Còn về độc tính của nano bạc, chỉ cần tra cứu trong Pubmed (cơ sở dữ liệu các nghiên cứu của Hoa Kỳ), thì ra hơn 2.855 kết quả, có cả độc tính vào vết thương hở, hô hấp, tiêu hóa. Một số kết quả cụ thể như chuột cống trong thí nghiệm cho hít nano bạc 18 nm sau 90 ngày bị viêm phổi [17]. Nghiên cứu của Kwon, et al. [18] cũng chứng minh rằng, hít phải nano bạc 20 và 30 nm gây độc phổi cấp và dẫn tới phân phối của nano bạc vào các cơ quan khác nhau trên chuột nhắt; nano bạc 20 nm có khả năng gây độc gene trên dòng tế bào gan HepG2 

Theo quy định của Bộ Y tế Nga có độc tính bậc II, tương đương Pb. Cũng theo số liệu công bố này, gan là cơ quan chịu trách nhiệm bài tiết lượng bạc ra khỏi cơ thể với thời gian bán bài tiết 50 ngày, và dưới tác dụng lâu dài của bạc có thể xuất hiện bệnh đường tiêu hóa, gan to và đau.

Ủy ban khoa học về thuốc và thiết bị y tế của Mỹ SCMPD (Sci. Committee on Med. Products and Devices) ngày 27-6-2000 đã công bố văn bản chính thức cấm sử dụng bạc làm thuốc uống cho người, chỉ được áp dụng tại chỗ trên da hoặc trên niêm mạc. Tuy nhiên trong khi đó Khối EEC lại ra văn bản Annex IV 94/36 E 174 cho phép sử dụng kim loại này làm chất tạo màu cho thực phẩm, đồng thời một số sản phẩm thực phẩm chức năng hiện đang được lưu hành ở Mỹ cho phép người sử dụng uống vào người mỗi ngày ≤ 0.03mg bạc.

Tác giả Fiona Gray cho rằng các hạt nano bạc chỉ có thể sử dụng an toàn và hiệu quả dưới dạng băng gạc, súc miệng họng, điều trị bên ngoài, trong khi đó các chuyên gia lo ngại rằng việc sử dụng bên trong do uống phải hoặc hít phải dưới dạng sương có thể dẫn đến sự tích tụ nano bạc bên trong cơ thể, làm phá hủy các tế bào não, chức năng gan & phổi, làm xuất hiện các bệnh về máu v.v…

Một công bố năm 2005 của TS. Max Fung thuộc trường Đại học California cho thấy việc tiếp nhận nano bạc vào người có thể gây ra bệnh argiria và với liều lượng cao có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu.

Bài viết được dịch và tham khảo các nghiên cứu dưới đây:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nasrollahzadeh, et al. (2019), “Applications of Nanotechnology in Daily Life”,  Chapter 4 in An Introduction to Green Nanotechnology28, pp.113-143.
[2] Wong, et al. (2020), “Nanomaterials for Nanotheranostics: Tuning Their Properties According to Disease Needs”, ACS Nano 2020, Doi: 10.1021/acsnano.9b08133.
[3] Li, et al (2018), “Tumor-Adapting and Tumor-Remodeling AuNR@Dendrimer-Assemblies Nanohybrids Overcome Impermeable Multidrug-Resistant Cancer”, Materials Horizons5(6), pp.1047-1057.
[4] Bobo, et al. (2016), “Nanoparticle-Based Medicines: A Review of FDA-Approved Materials and Clinical Trials to Date”, Pharm. Res., 33, pp.2373-2387.
[5] Jan, et al. (2015), “Characterization of Silver Nanoparticles under Environmentally Relevant Conditions Using Asymmetrical Flow Field-Flow Fractionation (AF4)”, Plos One, Doi.org/10.1371/journal.pone.0143149.
[6] Richard, et al. (2017), “Antibody fragments as nanoparticle targeting ligands: a step in the right direction”, Chemical Sciences, Doi:10.1039/C6SC02403C.
[7] Pham, et al. (2016), “Use of zebrafish larvae as a multi-endpoint platform to characterize the toxicity profile of silica nanoparticles”, Sci. Rep.,  https://www.nature.com/articles/srep37145.
[8] Poland, et al. (2008), “Carbon nanotubes introduced into the abdominal cavity ofmice show asbestoslike pathogenicity in a pilot study”, Nat. Nanotech., 3, pp.423-428.
[9] Chernova, et al. (2017), “Long-Fiber carbon nanotubes replicate asbestos-induced mesothelioma with disruption of the tumor suppressor gene Cdkn2a (Ink4a/Arf)”, Current Biology27(21), pp.3302-3314, Doi:10.1016/j.cub.2017.09.007.
[10]  https://www.asbestos.com/cancer/lung-cancer.
[11] https://www.who.int/bulletin/volumes/92/11/13-132118/en.
[12] T.M. Sager, et al. (2009), “Surface area of particle administered versus mass in determining the pulmonary toxicity of ultrafine and fine carbon black: comparison to ultrafine titanium dioxide”, Part. Fibre. Toxicol., Doi: 10.1186/1743-8977-6-15.
[13] O.J. Osborne, et al. (2013), “Effects of particle size and coating on nanoscale Ag and TiO2 exposure in zebrafish (Danio rerio) embryos”, Nanotoxicology7(8), pp.1315-1324.
[14] X. Li, et al. (2014), “SiO2 nanoparticles change colour preference and cause Parkinson’s-like behaviour in zebrafish”, Sci. Rep., 4, p.3810.
[15] Wan, et al. (2019), “Silver nanoparticles selectively induce human oncogenic γ-herpesvirus-related cancer cell death through reactivating viral lytic replication”, Cell Death and Disease, Nature, https://www.nature.com/articles/s41419-019-1624-z.
[16] V.Q. Nguyen, et al. (2013), Preparation of size-controlled silver nanoparticles and chitosan-based composites and their anti-microbial activities, Biomed Mater Eng.
[17] J.H. Sung, et al. (2008), “Lung function changes in Sprague-Dawley rats after prolonged inhalation exposure to silver nanoparticles”, Inhal. Toxicol., 20(6), pp. pp.567-574.
[18] Kwon, et al. (2012), “Acute pulmonary toxicity and body distribution of inhaled metallic silver nanoparticles”, Toxicol. Res., 28(1), pp.25-31.
[19] Sahu, et al. (2014), “Comparative genotoxicity of nanosilver in human liver HepG2 and colon CaCO2 cells evaluated by a flow cytometric in vitro micronucleus assay”, J. Appl. Toxicol., 34(11), pp.1155-1166.
[20] https://www.americanscientist.org/article/dna-damage-and-nanoparticles.
[21] https://nccih.nih.gov/health/colloidalsilver.


Một kỹ sư yêu công nghệ

Advertisement

No comments.

Leave a Reply